Kinh nghiệm đi làm khi đi du học Canada
25/11/2022Nhờ các chính sách cởi mở của chính phủ Canada, sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội được phép đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập trong quá trình du học cũng như gia nhập thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên sinh viên sẽ cần tuân thủ những quy định về các công việc được làm, số giờ được làm, các giấy tờ được yêu cầu, v.v.
Bài viết sau đây từ Trường Kinh doanh Sài Gòn – SBS sẽ cung cấp các thông tin về kinh nghiệm đi làm khi du học Canada, cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Kinh nghiệm đi làm thêm khi du học Canada
Điều kiện đi làm thêm khi đi du học Canada
Sinh viên chuyển tiếp học bằng Cử nhân toàn thời gian hoặc bán thời gian ở kỳ học cuối cùng tại một trường đại học ở Canada (ví dụ University Canada West) sẽ được phép đi làm thêm. Trong đó, điều kiện chung để sinh viên được đi làm thêm bao gồm:
- Đủ 18 tuổi;
- Sở hữu visa du học Canada, giấy phép du học (Study Permit);
- Sinh viên chỉ được phép đi làm thêm sau khi bắt đầu chương trình học chính thức tại Canada;
Khi đi du học tại Canada, sinh viên sẽ có 02 hình thức làm thêm: trong khuôn viên trường (on-campus) và ngoài khuôn viên trường (off-campus). Chi tiết về đối tượng được phép làm việc và yêu cầu chi tiết của hai hình thức làm thêm dành cho sinh viên quốc tế sẽ được cập nhật trong bảng sau.
On-campus | Off-campus | |
Địa điểm làm việc | Các tòa nhà/ cơ sở hạ tầng nằm trong khuôn viên trường;
Thư viện, cơ sở nghiên cứu, v.v. ngoài khuôn viên trường nhưng có liên kết với trường; |
Ngoài khuôn viên trường học |
Số giờ làm thêm được phép | Không giới hạn số giờ làm việc trong suốt thời gian diễn ra khóa học
|
Số giờ làm thêm không quá 20 giờ/ tuần (số giờ này có thể tăng thêm vào các kỳ nghỉ đông/ nghỉ hè, tuy nhiên sinh viên cần đảm bảo vẫn học full-time trong thời gian trước và sau kỳ nghỉ) (*);
Sinh viên được phép cùng lúc làm nhiều công việc miễn không vượt quá thời gian quy định. |
Đối tượng được phép làm | Sinh viên quốc tế full-time của 1 chương trình sau trung học tại 1 trong các cơ sở giáo dục sau:
Trường sau trung học hệ công lập: cao đẳng, đại học công lập hoặc trường CEGEP tại Quebec; Trường sau trung học hệ tư thục hoạt động giống như các trường công lập tại Quebec; Trường trung học hoặc sau trung học hệ công lập và tư thục cung cấp các chương trình đào tạo kéo dài 900 giờ hoặc hơn để lấy bằng tốt nghiệp nghiên cứu nghề nghiệp (DVS) hoặc chứng nhận chuyên môn nghề nghiệp (AVS); Trường tư thục của Canada có thể cấp bằng hợp pháp theo luật tỉnh/ bang (ví dụ: bằng cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ), nhưng chỉ áp dụng đối với sinh viên đăng ký vào một chương trình học có đầu ra bằng cấp được tỉnh/ bang ủy quyền. Điều này có thể không bao gồm tất cả các chương trình học do tổ chức tư thục cung cấp; Giấy phép học tập còn hạn; và Có số bảo hiểm xã hội SIN; |
Sinh viên quốc tế full-time của 1 cơ sở đào tạo được chỉ định, có mã DLI (Tham khảo University Canada West);
Sinh viên tham gia 01 chương trình sau trung học về học thuật, dạy nghề, đào tạo chuyên môn hoặc chương trình đào tạo nghề (chỉ riêng tại Quebec); Chương trình học kéo dài ít nhất 6 tháng, bằng cấp cuối cùng nhận được là bằng cử nhân, cao đẳng, chứng chỉ; Giấy phép học tập còn hạn và có thể hiện việc sinh viên được phép làm việc off-campus; Có số bảo hiểm xã hội SIN; |
Đối tượng không được phép làm | Đã ngừng chương trình học full-time;
Giấy phép học tập hết hạn; Sinh viên nghỉ học (có giấy xác nhận bởi DLI vì một số lý do đặc biệt); Sinh viên đang trong quá trình chuyển trường và không đi học; |
Giấy phép học tập không thể hiện cho phép sinh viên làm thêm ngoài trường;
Sinh viên chỉ tham gia chương trình tiếng Anh/ tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ hai (ESL/ FSL); Sinh viên chỉ tham gia các chương trình là sở thích chung; Sinh viên chỉ tham gia các khóa học bắt buộc để được chấp nhận vào chương trình full-time; Tình trạng của sinh viên thay đổi và không đáp ứng được các yêu cầu để làm thêm off-campus; |
Lưu ý:
- (*) Nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay, chính phủ Canada đang áp dụng quy định tạm thời trong thời gian từ 15/11/2022 đến 31/12/2023, sinh viên quốc tế không bị giới hạn bởi quy định 20 giờ/ tuần;
- SIN: Social Insurance Number, cấp bởi chính phủ Canada, độ dài 9 chữ số, cho phép sinh viên quốc tế đi làm thêm và nhận các phúc lợi và dịch vụ của Chính phủ Canada;
- DLI: Designated Learning Institution – Tổ chức giáo dục được chỉ định, được chính phủ Canada cho phép tuyển sinh sinh viên quốc tế mong muốn đến học tại một trong các cơ sở đào tạo tại Canada;
- Nếu thuộc đối tượng không được phép làm thêm off-campus nhưng vẫn mong muốn làm off-campus, sinh viên cần xin được Giấy phép lao động;
Điều kiện xin Giấy phép học tập Study Permit
Để đi du học hợp pháp tại Canada, ngoài visa thì Giấy phép học tập – Study Permit cũng là một giấy tờ vô cùng quan trọng. Đây được hiểu là một loại giấy tờ cho phép du học sinh được phép học trong một thời gian quy định của chính phủ Canada.
Thông thường, sinh viên sẽ được cấp Giấy phép học tập và visa Canada theo độ dài của chương trình học tại đây. Trong trường hợp mong muốn học tiếp chương trình khác, sinh viên cần được chấp nhận vào một chương trình học tại cơ sở giáo dục được chỉ định, sau đó xin gia hạn visa học tập nếu thời điểm nộp hồ sơ còn ở tại Canada. Nếu đã xuất cảnh khỏi Canada, sinh viên sẽ phải nộp hồ sơ xin Giấy phép học tập và visa du học mới. Hồ sơ xin gia hạn nên nộp trước từ 3 đến 4 tháng trước khi Giấy phép và visa du học hết hạn.
Chi tiết về điều kiện và các bước xin Giấy phép học tập, bạn có thể tham khảo tại ĐÂY.
Các công việc làm thêm phổ biến khi đi du học Canada
Sinh viên có tương đối nhiều lựa chọn về công việc làm thêm với các mức lương trong khoảng CA$10 – 15, trong đó các việc phổ biến có thể kể tới như:
- Phục vụ/ bồi bàn, bartender: trung bình CA$13/ giờ;
- Trợ lý kinh doanh: trung bình CA$14/ giờ;
- Barista: trung bình CA$14/ giờ;
- Dắt chó đi dạo: trung bình CA$15/ giờ;
- Gia sư: trung bình CA$16/ giờ;
- Các công việc freelance khác: dịch thuật, sáng tạo nội dung, thiết kế, lập trình website, v.v.;
2. Kinh nghiệm xin việc làm tại Canada sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nộp đơn xin Giấy phép làm việc tạm thời (Post-Graduation Work Permit (PGWP) có thời hạn từ 8 tháng đến tối đa 3 năm (tùy vào thời gian chương trình học). Với Giấy phép này, sinh viên có thể làm việc tại bất cứ đâu tại Canada, tích lũy kinh nghiệm làm việc, làm tiền đề vững chắc cho quá trình nộp đơn xin thường trú cá nhân và mở rộng cơ hội định cư tại “đất nước lá phong”.
Điều kiện được cấp Giấy phép làm việc tạm thời (PGWP) tại Canada:
- Từ 18 tuổi trở lên;
- Liên tục là sinh viên toàn thời gian (trừ trường hợp học bán thời gian ở kỳ cuối hoặc nghỉ học có giấy chấp thuận của nhà trường vì một số trường hợp đặc biệt);
- Đã hoàn thành chương trình học kéo dài tối thiểu 8 tháng, và được cấp chứng chỉ (certificate), bằng cao đẳng (diploma) hoặc cử nhân (degree) tại Canada;
- Có xác nhận chính thức của trường đã hoàn thành chương trình học;
- Nộp hồ sơ tối đa 180 ngày sau khi chính thức kết thúc chương trình học, và
- Tốt nghiệp chương trình học đủ điều kiện được cấp PGWP;
Với những thông tin tổng hợp và cập nhật trên đây, hy vọng bạn đã có thể mường tượng về sự chuẩn bị và kinh nghiệm đi làm khi du học Canada. Đối với một hệ thống giáo dục gồm các trường đại học đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực như Canada, việc tìm hiểu và chọn được trường học, chuyên ngành phù hợp với khả năng đối với phần đông sinh viên và phụ huynh cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và có những thắc mắc nhất định. Để được tư vấn hơn về du học Canada, xin vui lòng liên hệ Phòng tuyển sinh của Trường Kinh doanh Sài Gòn – SBS hoặc để lại comment dưới đây.